Quy định về huấn luyện an toàn vận hành cần trục tháp

0
51
Quy định về huấn luyện an toàn vận hành cần trục tháp

Nội dung huấn luyện an toàn lao động an toàn vận hành cần trục tháp theo Nghị định số 44/ 2016/ NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.

Cầu trục tháp hay còn gọi là cẩu tháp là một thiết bị công nghiệp đòi hỏi sự an toàn rất cao, chỉ những người lao động được đào tạo chuyên môn phù hợp, được huấn luyện an toàn lao động và có các chứng chỉ kèm theo mới được tham gia công việc có thiết bị này.

Chính vì thế, để có thể sử dụng và làm việc an toàn với cần trục tháp, người lao động làm việc và những người liên quan đến loại thiết bị này phải tham gia huấn luyện, đào tạo về chứng chỉ an toàn Cầu trục nhóm 3.

Công dụng

Được dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các cấu kiện xây dựng lên cao. Cần trục tháp được lắp ráp từ các cấu kiện trong các công trình xây dựng có độ cao lớn, khối lượng công việc lớn trong một khoảng thời gian thi công dài. Thường được sử dụng để thi công nhà cao tầng, trụ cầu lớn, công trình thuỷ điện.

Cấu tạo chung

Cần trục tháp lắp đặt cố định có đầu tháp quay, dùng xe con di chuyển trên cần nằm ngang để thay đổi tầm với cùng với chi tiết độ cao và kích thước từng chi tiết của cần trục.

Gồm nhiều đoạn lắp ghép lại với nhau bằng mối ghép bu lông tại thân tháp dạng giàn thép không gia. Đầu tháp có thể chuyển động quay được trên đoạn tháp trên cùng.

– Cần và cần đặt đối trọng được lắp khớp với đầu tháp và được neo giữ nằm ngang, có thể hạ xuống hoặc nâng lên được khi cần thiết.

– Xe con mang vật di chuyển được trên ray nhờ cáp kéo để thay đổi tầm với.

– Pa lăng nâng vật có các pu li cố định lắp trên xe con.

– Cột ráp nối dùng để thay đổi chiêu cao của thân tháp.

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group khảo sát cẩu tháp tại Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam, Huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group khảo sát cẩu tháp tại Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam, Huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.

Các cơ cấu

Cần trục tháp loại này có các cơ cấu như: Cơ cấu nâng hạ vật, cơ cấu di chuyển xe con để thay đổi tầm với và cơ cấu quay. Ở các cơ cấu này, cần trục tháp có thể vận chuyển hàng ở trong vùng làm việc của nó là hình trụ xuyên.

Cũng tuỳ theo loại, ngoài ra cần trục tháp có thể còn có các cơ cấu khác như: Di chuyển, nâng hạ cần, di chuyển đối trọng, thay đổi chiêu cao thân tháp…

Phân loại

Dựa trên đặc điểm làm việc của thân tháp, cần trục tháp được chia làm 2 loại:

– Cần trục tháp có thân tháp quay.

– Cần trục tháp có thân tháp không quay (đầu tháp quay).

Dựa vào dạng cần, chia 2 loại:

– Cần trục tháp có cần nâng hạ.

– Cần trục tháp có cần đặt nằm ngang.

Dựa vào khả năng di chuyển:

– Cần trục tháp đặt cố định.

– Cần trục tháp di chuyển trên ray.

Dựa vào khả năng thay đổi độ cao, có các loại sau:

– Cần trục tháp tự nâng, tăng dần độ cao bằng cách nối dài thêm thân tháp.

– Cần trục tháp tự leo, cần trục leo dần lên cao theo sự phát triển độ cao của công trình.

– Cần trục tháp không thay đổi được độ cao.

Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn cần trục tháp

– Đối tượng huấn luyện an toàn vận hành cẩu tháp, nhóm 3 bao gồm:

+ Người vận hành, sữa chữa và bảo dưỡng cần trục tháp.

+ Người xếp dỡ hàng hóa, sử dụng và làm việc với cần trục tháp.

+ Người thực hiện công tác an toàn.         

Tần suất huấn luyện: Huấn luyện định kỳ 2 năm/lần.

Thời lượng huấn luyện an toàn vận hành cẩu tháp: Huấn luyện lần đầu: 24 giờ; huấn luyện định kỳ: 12 giờ.

Phương pháp huấn luyện an toàn vận hành cẩu tháp: Lý thuyết và thực hành tại hội trường huấn luyện hoặc tại công trường.

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group kiểm định cẩu tháp tại Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam, Huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group kiểm định cẩu tháp tại Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam, Huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.

Nội dung chương trình huấn luyện an toàn vận hành cẩu tháp

I. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

II. Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động.

III. Nội dung huấn luyện chuyên ngành – An toàn vận hành cần trục tháp.

A. Các kiếm thức cơ bản về cần trục tháp.

1. Các khái niệm cơ bản.

2. Cấu tạo chi tiết của các bộ phận quan trong như: Cơ cấu nâng hạ, cơ cấu an toàn, cơ cấu di chuyển, phanh.

3. Cấu tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá an toàn: cáp thép ,móc, xích, phanh, tang, puly, kết cấu kim loại, cần, các cơ cấu an toàn.

B. Các kiến thức về an toàn, quy trình làm việc và xử lý sự cố.

1. Các sự cố và nguyên nhân sự cố.

2. Quy trình vận hành an toàn.

3. Thực hành: Hướng dẫn thực hành vận hành cần trục tháp, giảng viên hướng dẫn và trả lời các câu hỏi liên quan đến vận hành an toàn cần trục tháp.

4. Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện an toàn vận hành cẩu tháp

5. Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm & thực hành

6. Cấp thẻ an toàn lao động doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động đối với người sử dụng lao động có hành vi không không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động và người lao động không được cấp thẻ an toàn lao động vận hành cẩu tháp, với mức xử phạt cao nhất đến 90.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here