Những kỹ năng “sống còn” giúp người lao động không bị đuổi việc

0
109
Những kỹ năng “sống còn” giúp người lao động không bị đuổi việc

Lao động Việt kỹ năng giản đơn

Báo cáo ” Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Thực trạng và giải pháp” của Tổng cục Thống kê, trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, nhờ đó năng suất lao động đã có những cải thiện đáng kể cả về giá trị và tốc độ.

Những kỹ năng sống còn giúp người lao động không bị đuổi việc - 1

Năng suất lao động của Việt Nam và một số nước châu Á năm 2020.

Tuy nhiên, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. 

Kỹ năng, tay nghề, trình độ của người lao động cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động. Khảo sát thực trạng và nhu cầu kỹ năng của lao động trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn 2021- 2023 do ManpowerGroup Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học – Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho thấy gần nửa số lao động (46%) trong các doanh nghiệp FDI đang làm các công việc kỹ năng giản đơn và tỷ lệ này đặc biệt cao trong các ngành lắp ráp ôtô, xe máy, may mặc, và điện tử.

Những kỹ năng sống còn giúp người lao động không bị đuổi việc - 2

Cơ cấu lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI theo trình độ kỹ năng nghề trong 6 ngành công nghiệp Chế biến chế tạo.

Khoảng 1/3 lao động đang làm các công việc có kỹ năng trung bình và kỹ năng thấp. Điều đáng nói, chỉ 5% người lao động có đủ trình độ tiếng Anh để làm việc và chỉ có 11,67% người lao động có tay nghề kỹ năng, chuyên môn cao.

Trao đổi với Dân trí, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) Ingrid Christensen cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam có cải thiện đáng kể, song các số liệu cho thấy năng suất lao động vẫn chưa cao.

Những kỹ năng sống còn giúp người lao động không bị đuổi việc - 3

Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) Ingrid Christensen.

Một trong những lý do khiến năng suất lao động như trên, bà Ingrid Christensen cho rằng do kỹ năng, tay nghề của người lao động tương đối thấp và cần có giải pháp cải thiện yếu tố này.

“Hiện nay, gần 30% lực lượng lao động Việt Nam có bằng cấp được công nhận. Vì vậy, một trong những điều có thể làm và theo tôi được biết Việt Nam đã nỗ lực trong vấn đề đào tạo nghề, phát triển kỹ năng cho người lao động. Bởi đây, là chìa khóa để nâng cao năng suất. Ngoài ra, muốn nâng cao năng suất lao động cũng cần có những cải thiện vận hành trong các doanh nghiệp…”, bà Ingrid Christensen nói.

Đào tạo ngắn hạn, dài hạn

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp thâm dụng lao động cắt giảm lao động không phải liên quan đến vấn đề tay nghề của người lao động mà do bị thiếu đơn hàng.

Song, khi phải cắt giảm lao động, bà Ngân thừa nhận việc doanh nghiệp sẽ thay thế lao động chân tay, trình độ thấp. Lao động có trình độ cao được ưu tiên giữ lại, bởi họ có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc hơn.

“Từ thực tế này, bản thân người lao động cần nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu công việc. Không chỉ người lao động, cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị đào tạo, cả người sử dụng lao động cũng phải thấy rằng vấn đề đào tạo cho người lao động là trách nhiệm”, bà Ngân khẳng định.

Những kỹ năng sống còn giúp người lao động không bị đuổi việc - 4

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Theo Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, có những máy móc, công nghệ, lao động phải qua đào tạo mới có thể sử dụng thành thạo trong nhà máy. Ở đây thấy được trách nhiệm đào tạo ngắn hạn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, với những yêu cầu chuyên môn cao như đáp ứng chuyển đổi số, nắm bắt công nghệ cao thì lao động phải được đào tạo dài hạn. Lúc này, cơ quan quản lý nhà nước, trung tâm đào tạo cần tăng cường hơn nữa trong việc đào tạo lâu dài. Bên cạnh dạy lý thuyết, cần kết hợp với doanh nghiệp để có cơ hội cho người lao động thực hành nâng cao tay nghề đáp ứng công việc trong bối cảnh hội nhập.

Theo bà Ngân, bên cạnh kỹ năng, tay nghề, có nhiều yếu tố khác tác động đến năng suất lao động, như việc ứng dụng công nghệ thông tin, dây chuyền sản xuất kỹ thuật cao để mà đưa vào năng suất lao động.

“Chính vì vậy, không thể giao toàn bộ năng suất lao động vào tay nghề của người lao động, mà phụ thuộc vào các yếu tố đầu tư, tổ chức, quản lý sắp xếp dây chuyền, quản lý người lao động ở các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn nâng cao năng suất lao động cần tổng hòa nhiều yếu tố”, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động nhấn mạnh.

Làm gì để tránh vòng đào thải

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Vận hành Toàn quốc, Dịch vụ Khoán việc & Cho thuê lại lao động, ManpowerGroup Việt Nam cho rằng, thế giới công việc liên tục thay đổi. Nếu người lao động không chịu khó theo dõi xu hướng của thị trường, đồng thời trau dồi, cập nhật những kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp mới thì sẽ khó được tuyển dụng, phát triển trong tổ chức và dần dần sớm bị đào thải khỏi thị trường.

Theo ông Sơn, có nhiều hình thức để người lao động trau dồi kiến thức, kỹ năng, như đào tạo tại chỗ, tham gia các khóa học, hội thảo chuyên môn trực tuyến, trực tiếp, đào tạo vừa học vừa làm…

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 qua đi cũng chứng minh tầm quan trọng ngày càng lớn của các kỹ năng mềm. Theo khảo sát của ManpowerGroup, những kỹ năng mềm được doanh nghiệp mong đợi nhiều nhất ở người lao động bao gồm: tính kỷ luật, khả năng thích nghi, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập luận và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích,…

Những kỹ năng sống còn giúp người lao động không bị đuổi việc - 5

Nâng cao tay nghề, kỹ năng cho người lao động (Ảnh minh họa: Nguyễn Hải).

“Kỹ năng mềm giúp người lao động trong bất cả ngành nghề, lĩnh vực nào làm việc thuận lợi, hiệu quả và đạt năng suất cao hơn trong môi trường việc làm linh hoạt như hiện nay”, ông Sơn nói.

Bên cạnh đó, lãnh đạo ManpowerGroup Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển chất lượng nhân lực trong tổ chức thông qua các chương trình đào tạo nội bộ.

Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân tài từ trong chính tổ chức, nâng cao năng suất lao động mà còn góp phần giúp người lao động có cơ hội việc làm tốt hơn.

“Doanh nghiệp cần hợp tác với các trường học, cơ sở đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp để tổ chức các buổi hội thảo cập nhật về ngành nghề, huấn luyện kỹ năng thậm chí tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, kiến tập tại doanh nghiệp.

Điều này không chỉ đóng góp vào giá trị cộng đồng, giúp nâng cao chất lượng lao động Việt Nam, mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhóm lao động trẻ tiềm năng và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của mình”, ông Sơn nhấn mạnh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here