Lực lượng Công an nhân dân: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL

0
69
Lực lượng Công an nhân dân: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL

Hơn 4.000 cán bộ pháp chế

Năm 2017, Bộ Công an đã ban hành Quyết định phê duyệt và Kế hoạch triển khai Đề án nêu trên. Đề án đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đối với Công an các đơn vị, địa phương là cần bố trí, tuyển chọn cán bộ, đề ra các chương trình bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ làm công tác PBGDPL tại đơn vị, địa phương. Đây được đánh giá là bước chuyển biến lớn, thể hiện quyết tâm của Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Công an trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CAND.

Theo đó, Hội đồng PBGDPL các cấp trong CAND đã thường xuyên được củng cố, kiện toàn nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Lực lượng pháp chế của Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục được sắp xếp, cơ cấu bảo đảm tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn đầu mối hoạt động, hiệu lực, hiệu quả, tăng cường cho cơ sở theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”.

Cùng với đó, đội ngũ báo cáo viên trong CAND cũng được củng cố, kiện toàn, phát triển cả về số lượng, chất lượng, hoạt động quản lý, sử dụng đội ngũ này được quan tâm và chú trọng. Tính đến nay, số lượng báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện là 2.401 đồng chí; số lượng cán bộ làm công tác pháp chế, công tác tuyên truyền, PBGDPL là 4.014 đồng chí, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác PBGDPL cho cán bộ, chiến sĩ CAND và cán bộ, các tầng lớp nhân dân, các đối tượng đặc thù do lực lượng Công an quản lý.

Trong 5 năm qua, triển khai các nhiệm vụ tại Đề án, Hội đồng phối hợp PBGDPL Bộ Công an đã kịp thời biên soạn, in, cấp phát các tài liệu phục vụ tuyên truyền, PBGDPL như: Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật PBGDPL trong CAND; Nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, PBGDPL trong CAND; Sách hỏi-đáp về kỹ năng truyên truyền PBGDPP…

Công an các đơn vị, địa phương đã phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, báo, đài phát thanh và truyền hình đăng tải tin, bài, phóng sự tuyên truyền PBGDPL; phối hợp xây dựng nhiều mô hình PBGDPL trên mạng Internet, trên thiết bị điện thoại di động thông minh, thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo…

PBGDPL phù hợp từng đối tượng, địa bàn

Trong những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương và Lãnh đạo Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương đã không ngừng đổi mới nội dung và hình thức PBGDPL, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Đối với cán bộ, chiến sĩ CAND, hình thức tuyên truyền, PBGDPL trực tiếp như tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt; lớp tập huấn chuyên sâu; sinh hoạt đơn vị… được triển khai thường xuyên, rộng rãi.

Đối với cán bộ và nhân dân trên địa bàn quản lý, Công an các đơn vị, địa phương đã tích cực, chủ động tuyên truyền, PBGDPL về cư trú, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến tới chuyển đổi số trong công tác quản lý dân cư, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, an toàn thực phẩm… cho dân cư, trường học, doanh nghiệp trên địa bàn.

Đối với các đối tượng đặc thù, thực hiện quy định của Luật Thi hành án hình sự và Luật PBGDPL, Công an các đơn vị, địa phương đã chỉ đạo cải tiến các nội dung, chương trình giáo dục pháp luật, cải tạo đối với các đối tượng đang bị giam giữ, thi hành án phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng cho phù hợp thực tiễn hiện nay. Theo đó, 100% đối tượng bị giam giữ, tạm giam và phạm nhân được phổ biến, học tập nội quy, quy chế giam giữ, chính sách, pháp luật về giáo dục, cải tạo phạm nhân; duy trì chương trình phát thanh; cho phạm nhân được tiếp cận sách, báo, tờ rơi, đề cương tuyên truyền PBGDPL. Các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng đã chủ động phối hợp triển khai chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân, trại viên, học sinh; phối hợp cơ sở giáo dục mở lớp xóa mù chữ; phối hợp Trung tâm xúc tiến việc làm tư vấn hướng nghiệp, tìm kiếm việc làm và một số ngành, nghề lao động đơn giản cho phạm nhân đang chấp hành án tại cơ sở giam giữ.

Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình triển khai Đề án cho thấy một số Công an đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm và đánh giá đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL; hoạt động tập huấn có nơi còn mang tính hình thức; lực lượng làm công tác PBGDPL chủ yếu làm kiêm nhiệm; chế độ đãi ngộ dành cho đội ngũ làm công tác này chưa cao…

Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo Công an các cấp về vị trí, tầm quan trọng của công tác PBGDPL nói chung và việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL nói riêng. Xây dựng cơ chế phối hợp làm công tác PBGDPL theo hướng lực lượng CAND giữ vai trò hạt nhân, có sự tham gia, phối hợp của các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, chính quyền địa phương.

Tiếp tục củng cố kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp trong CAND; thường xuyên rà soát, đánh giá nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL; tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật vững mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Đổi mới nội dung, cách thức tuyên truyền PBGDPL, bảo đảm có tính thực tiễn đa dạng, sinh động, hấp dẫn, hiệu quả, gắn với vấn đề an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm được dư luận xã hội quan tâm. Sắp xếp, có kế hoạch đào tạo, tập huấn kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ, phụ cấp cho đội ngũ làm công tác PBGDPL…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here