Hỗ trợ nạn nhân mua bán người

0
5
Hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Biên phòng – Sau hơn 10 năm thực thi, Luật Phòng, chống mua bán người đã bộc lộ một số khó khăn, bất cập trong công tác phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người và công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân…

Hỗ trợ nạn nhân mua bán người
BĐBP Lào Cai tiếp nhận nạn nhân bị mua bán do cơ quan chức năng Trung Quốc trao trả. Ảnh: Trung Dũng

Trong khi đó, tình hình tội phạm mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp. Năm 2023, các lực lượng chức năng đã tiếp nhận, điều tra 147 vụ phạm tội mua bán người, xác định được 311 nạn nhân bị mua bán. Chỉ tính riêng trong quý I/2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, thụ lý điều tra 84 vụ/223 đối tượng phạm tội mua bán người; khởi tố mới 20 vụ/40 đối tượng; xác định có 178 nạn nhân trong các vụ án…

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ, con số nạn nhân bị mua bán được phát hiện, giải cứu chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong khi các biện pháp, công tác nghiệp vụ, công tác phòng ngừa xã hội chưa được chú trọng; số lượng các đối tượng có nguy cơ cao là nạn nhân bị mua bán tăng đột biến trong thời gian qua. Tội phạm mua bánngười có nguy cơ lan rộng, lợi dụng triệt để không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, tiếp cậnnạn nhân.

Đáng lo ngại là trong số hàng nghìn nạn nhân của tội phạm mua bán người được tiếp nhận, giải cứu, nhiều nạn nhân sau khi trở về gặp các vấn đề về sang chấn tâm lý, hoảng loạn, lo lắng, một số nạn nhân không được hỗ trợ chi phí đi lại, hỗ trợ học nghề,… gặp khó khăn trong hòa nhập cộng đồng.

Thế nên, dự thảo Luật Phòng chống mua, bán người (sửa đổi) với 40 điều sửa đổi, bổ sung so với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 được kỳvọng sẽ hoàn thiện pháp luật về nội dung này, tạo nhận thức thống nhất và đầy đủ về công tác phòng, chống mua bán người, cũng như nâng cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trong công tác phòng, chống mua bán người.

Đặc biệt, dự luật đã hoàn thiện cơ sở pháp lý trong thực hiện việc hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người đang trong quá trình xác định là nạn nhân phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội hiện nay. Theo đó, dự thảo luật quy định tất cả các nạn nhân không phân biệt giới tính, các nhóm yếu thế, hoặc là các nhóm nguy cơ cao đều là những đối tượng cần phải được tuyên truyền, phòng ngừa trongcác hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.

Dư luận cho rằng, việc bổ sung những nguyên tắc, chính sách hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, quy định về miễn trách nhiệm hình sự và hành chính trong trường hợp nạn nhân bị ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật… đã khẳng định sâu sắc hơn chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống mua bán người.

Các chuyên gia đánh giá cao quan điểm lấy nạn nhân làm trung tâm của dự luật mọi hoạt động từ công tác phòng ngừa, đến tuyên truyền đến các nhóm có nguy cơ cao, với các biện pháp hỗ trợ nạn nhân được nâng cao và cụ thể, bao gồm hỗ trợ về kinh tế, pháp lý, tâm lý, an sinh xã hội.

Là một quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của nạn buôn bán người với nhiều nạn nhân rất đáng thương tâm. Do đó, những chính sách hỗ trợ và bảo vệ các nạn nhân của nạn buôn bán người nhanh chóng được trở về đất nước, về với gia đình và người thân; tạo điều kiện cho nạn nhân đó sớm ổn định về tinh thần và cuộc sống là vấn đề được cộng đồng quan tâm và đồng tình, ủng hộ.

Ngoài ngân sách trung ương, các địa phương cần tiếp tục hỗ trợ về y tế, vốn vay ưu đãi, công ăn, việc làm cho những nạn nhân của nạn buôn bán người khi trở về gia đình hòa nhập cộng đồng, sớm quên đi quá khứ đau thương, để ổn định về tinh thần và thể chất,tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp.

Thanh Thảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here