Bị sếp quấy rối tình dục, người lao động có được nghỉ việc?

0
57
Bị sếp quấy rối tình dục, người lao động có được nghỉ việc?

Theo chị H.N. (39 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) trong quá trình làm việc tại công ty đã bị sếp quấy rối tình dục. Hiện, người phụ này muốn chấm công việc. Vậy, trong trường hợp này, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không?

Giải đáp vấn đề trên, luật sư Nguyễn Anh Dũng (đoàn Luật sư TPHCM) cho hay, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động (khoản 9, Điều 3, Bộ luật Lao động 2019).

Theo quy định của Điều 84 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc, những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần… của người bị quấy rối.

Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục. Các hành vi này là các hành vi tác động thể chất trực tiếp, qua chân, tay hoặc các bộ phận khác trong cơ thể vào cơ thể của người lao động, khiến người này cảm thấy khó chịu và cảm nhận được tính tình dục của hành vi. 

Pháp luật hiện hành, nghiêm cấm người sử dụng lao động ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình (Khoản 1, Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2019).

Về phía người lao động nếu bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước (theo quy định của điểm d, khoản, 2 Điều 35 của Bộ luật Lao động năm 2019).

Đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục có thể phải đối mặt với hình thức xử lý kỷ luật là sa thải theo khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động năm 2019. Ngoài ra người thực hiện hành vi quấy rối tình dục còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của hành vi.

Như vậy, với các quy định hiện hành, chị H.N. có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here