Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật do chất độc da cam

0
50
Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật do chất độc da cam

(Dân sinh) – Chiều 2/8, tại TP.HCM, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội nghị tổng kết “Dự án phát triển mô hình đào tạo nghề cho người khuyết tật do chất độc da cam, tại TP.HCM”.

Theo ông Suzuki Hajime, Chủ tịch Cơ quan Phát triển Môi trường Quốc tế Nhật Bản (IEIO), Trưởng Dự án phát triển mô hình đào tạo nghề cho người khuyết tật do chất độc da cam. Đây là dự án đào tạo nghề, tạo việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe của nạn nhân chất độc da cam.

Trong đó, dự án đào tạo nông nghiệp cho người khuyết tật do chất độc da cam tại TP.HCM tập trung vào phương pháp, kỹ thuật trồng trọt, canh tác để từ đó có thể tự thân, lập nghiệp trên mãnh đất quê hương. 

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã đào tạo thành công 4 kỹ sư nông nghiệp, 6 nhân viên y tế (điều dưỡng) và đang triển khai thí điểm ở trang trại thực nghiệm trồng rau sạch trên 1.000 m2 tại Làng Cam (huyện Hóc Môn).

Dự án đào tạo nông nghiệp cho người khuyết tật do chất độc da cam, tại TP.HCM tập trung vào phương pháp, kỹ thuật trồng trọt, canh tác để từ đó có thể tự thân, lập nghiệp.

Dự án đào tạo nông nghiệp cho người khuyết tật do chất độc da cam, tại TP.HCM tập trung vào phương pháp, kỹ thuật trồng trọt, canh tác để từ đó có thể tự thân, lập nghiệp.

Các sản phẩm sau thu hoạch được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, từ đó tái đầu tư và làm nơi nghiên cứu, học tập cho người khuyết tật do chất độc da cam tại thành phố cũng như các tỉnh, thành phố lân cận. 

“Việc tự trồng trọt, canh tác nông nghiệp sẽ giúp người khuyết tật có thu nhập, hạn chế sống phụ thuộc vào gia đình; tích cực hòa nhập vào thiên nhiên, tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội góp phần kéo giảm bệnh tật. Đây cũng chính là nỗ lực vượt khó của người khuyết tật, từ đó tự khẳng định khả năng tham gia vào lực lượng lao động và đóng góp cho xã hội phát triển”, ông Suzuki Hajime chia sẻ. 

Ông Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đánh giá cao Dự án không chỉ có ý nghĩa nhân văn, mở ra con đường hòa nhập xã hội và sống tự lập thông qua nông nghiệp cho thanh niên khuyết tật mà còn động viên nạn nhân chất độc da cam có khả năng tham gia vào lực lượng lao động, đóng góp cho xã hội phát triển.

Dự án trồng rau sạch tại Làng Cam (huyện Hóc Môn) được áp dụng từ nền nông nghiệp phát triển của Nhật Bản đã thành công tại Việt Nam, là nền tảng để các cấp hội học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình tạo việc làm cho nạn nhân chất độc da cam trong độ tuổi lao động. 

Theo Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam hiện có trên 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%. Khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo và cận nghèo.

Hàng năm, khoảng 19.000 người khuyết tật hoàn cảnh khó khăn được dạy nghề, tạo việc làm. Các đơn vị cũng đã giới thiệu việc làm cho trên 20.000 lượt người khuyết tật với tỷ lệ thành công đạt trên 50%, khoảng gần 40.000 người khuyết tật được vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm với lãi suất ưu đãi,…

Bên cạnh đó, các chính sách khác như miễn, giảm giá vé khi tham gia giao thông và vào các khu vui chơi giải trí cũng được các địa phương thực hiện với mức miễn giảm từ 25 – 100% cho người khuyết tật.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here